Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU TRONG THÚ Y

Chỉ số xét nghiệm trong sinh hóa máu là một trong những xét nghiệm phổ biến được các bác sĩ thú y chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh trên thú hoặc dùng để theo dõi quá trình điều trị bệnh đang diễn ra tốt hay không? Từ đó có thể tiên lượng và định hướng phác đồ điều trị trị tiếp theo cho các ca bệnh.

Xét nghiệm sinh hóa là xét nghiệm phân tích mẫu máu nhằm đo các nồng độ, hoạt độ của các chất hoặc một số chất có trong máu. Và từ kết quả phân tích đó sẽ giúp bác sĩ nhận định, đánh giá được tình trạng chức năng của các cơ quan trong cơ thể thú cưng.

1. Chỉ số xét nghiệm Ure

Là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể, Urê được thận đào thải ra ngoài kết thúc một chu trình chuyển hóa năng lượng. Việc theo dõi và phân tích các chỉ số Ure trong cơ thể con người cũng như động vật nhằm giúp chúng ta theo dõi được tình trạng chức năng của hai cơ quan gan và thận.

Xét nghiệm sinh hóa máu trong thú y, nhằm định lượng nồng độ Ure Nitrogen có trong máu.  Nếu có sự thay đổi của chúng về nồng độ, vượt qua hoặc giảm đi so với ngưỡng bình thường thì chúng ta có thể xác định được các vấn đề như:

  • Chỉ số Ure trong máu tăng cao chứng tỏ tình trạng chức năng của thận đang gặp vấn về. Cụ thể là chức năng thận trở nên kém đi do nhiều nguyên nhân như: hàm lượng protein trong cơ thể quá cao, cơ thể thiếu nước khiến quá trình lưu thông kém. 
  • Chỉ số Ure tăng cao cũng liên quan đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày thiếu khoa học, bổ sung quá nhiều thực phẩm protein 
  • Chỉ số Ure tăng cao trong các trường hợp bị ngộ độc, nhiễm độc, nhiễm trùng nặng…
  • Ngược lại, nếu chỉ số xét nghiệm Ure máu thấp hơn mức trung bình. Rất có thể đây là dấu hiệu của suy gan, xơ gan, viêm gan

2. Chỉ số Creatinin ở Huyết Thanh

Creatinin ở Huyết Thanh là sản phẩm đào thải của các quá trình thoái hóa ra Creatinin photphat hữu cơ. Nó được lọc hoàn toàn qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu. 

Giá trị của chỉ số xét nghiệm Creatinin chủ yếu phản ánh các chức năng của thận. Và cái chỉ số Creatinin của huyết thanh được sử dụng để đánh giá chức năng của thận ở trên cơ thể con vật. Creatinin huyết thanh sẽ tăng trong các bệnh lý suy thận, suy tim, bị cường giáp hay là các dạng bệnh lý tiểu đường.

Creatinin sẽ giảm trong các trường hợp bệnh lý teo cơ, đang có thai.

3. Chỉ số AST – ALT – GGT

Đánh giá chức năng gan, ví dụ như là viêm gan, viêm gan cấp, viêm gan mãn tính hay là cái dạng tổn thương ở nhu mô gan. 

4. Chỉ số xét nghiệm Bilirubin

Chỉ số này giúp chúng ta chẩn đoán, theo dõi trường hợp con vật bị vàng da do tan huyết này hoặc là viêm gan, hay là trường hợp tắc mật… 

5. Chỉ số Albumin

Là Protein được tổng hợp ở gan chiếm 60% lượng protein toàn phần ở trong huyết thanh. 

Chức năng albumin tạo ra áp lực thẩm thấu và vận chuyển một số các chất chuyển hóa như là: ion kim loại, bilirubin, các axit béo tự do, các hooc môn trong cơ thể hoặc các dạng thuốc đưa vào cơ thể. 

Nó giúp cung cấp các axit amin cho sự tổng hợp protein ở mô. Chỉ số xét nghiệm Albumin được các bác sĩ thú y dùng để đánh giá các chức năng gan trên động vật.  

6. Chỉ số xét nghiệm đường huyết: Glucose trong máu

Glucose trong máu là chỉ số dùng để chẩn đoán hai dạng bệnh lý về tiểu đường và theo dõi quá trình điều trị tiểu đường trên con vật.

7. Xét nghiệm mỡ máu

Xét nghiệm mỡ máu hay còn gọi là xét nghiệm cholesterol toàn phần. Đây là dạng xét nghiệm cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp phát hiện con vật bị rối loạn lipid máu hoặc là đánh giá các nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch, đánh giá chức năng gan, những con vật béo phì, thăm khám sức khỏe định kỳ ở những con vật có độ tuổi cao (ví dụ con vật từ 5 – 6 tuổi).

Cholesterol sẽ tăng trong các trường hợp: bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, trường hợp tiểu đường, vàng da tắc mật, suy tuyến giáp, hội chứng thận hư…

Cholesterol giảm trong số các trường hợp. Ví dụ như suy gan, thiếu máu, suy dinh dưỡng, bị cường giáp…

8. Chỉ số xét nghiệm Triglyceride

Chỉ số Triglyceride tương tự như cholesterol, chỉ số này cũng thường được dùng để đánh giá các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, bị béo phì… 

Triglyceride sẽ tăng khi bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, xơ gan, hội chứng thận hư, suy tuyến giáp.

Triglyceride sẽ giảm trong trường hợp con vật bị kém hấp thu, hoặc khi chúng ở trong tình trạng là suy kiệt, bỏ ăn…

Trên đây là một vài thông tin về chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu do Vet Equipment tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các xét nghiệm sinh hóa máu trong thú y cũng như ý nghĩa của những thông tin mà các chỉ số này mang lại.

Bài viết liên quan
Tin mới nhất

    Gửi yêu cầu báo giá