PHÂN BIỆT X QUANG CỔ ĐIỂN VÀ X QUANG KỸ THUẬT SỐ

Với sự phát triển của thời đại và công nghệ, kỹ thuật chụp X quang cũng có những thay đổi theo thời gian nhằm hướng đến việc ứng dụng chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng và mang lại hiệu quả nhiều nhất! Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về các kỹ thuật chụp X quang cổ điển và hiện đại đang được sử dụng trong y tế.

Ảnh chụp từ X quang kỹ thuật số liên kết qua mạng internet giúp bạn dễ dàng quan sát hình ảnh trên máy tính, tablet…

1. Kỹ thuật chụp X quang cổ điển

Xquang cổ điển hay còn gọi là X quang thường quy – là kỹ thuật x quang đời đầu kể từ khi được phát minh vào năm 1895 và vẫn được ứng dụng cho đến ngày nay. 

Với kỹ thuật này, để có thể thu được hình ảnh X quang hoàn chỉnh và rõ nét thì quá trình chụp cần phải chuẩn bị và tuân thủ rất nhiều các quy định nghiêm ngặt như:

  • Không gian
  • Độ ẩm
  • Ánh sáng
  • Nhiệt độ

Đồng thời cũng cần phải trang bị các công cụ như phim X quang, máy rửa phim x quang, đèn buồng tối…Với kỹ thuật này, phim chụp rất nhạy cảm với yếu tố ánh sáng và bức xạ. Kết quả chẩn đoán thường bị ảnh hưởng nếu không may có những thao tác sai lầm khiến cho phim chụp bị trắng hoặc đen quá. Chính vì thế nên với kỹ thuật chụp x quang thường quy đòi hỏi kỹ thuật viên thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao kèm theo sự tỉ mỉ, cẩn thận.

X quang cổ điển thường cũng gây khó khăn cho các bác sĩ bởi không lưu giữ được phim chụp, cản trở việc liền mạch thông tin trong quá trình điều trị bệnh nhân. Cũng như phương pháp rửa phim cần phải sử dụng nhiều đến hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc liên tục.

2. Kỹ thuật chụp X quang kỹ thuật số

Nhằm khắc phục những khó khăn trong việc sử dụng x quang cổ điển, việc phát triển x quang kỹ thuật số đã trở thành một nhu cầu và xu hướng chung giúp thúc đẩy loại hình chụp mới với hiệu quả cao đã ra đời.

X quang kỹ thuật số được xem là sự phát triển hiện đại của x quang cổ điển có kết hợp ứng dụng tin học. Các phương pháp số hóa x quang hiện nay có 2 kỹ thuật điển hình nhất, đó là:

  • X quang điện toán CR (computed radiography) sử dụng tấm tạo ảnh phosphor
  • X quang trực tiếp DR (Direct radiography) dùng bảng cảm ứng (sensor panel)

X quang kỹ thuật số ra đời mang lại những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Có thể xem hình ảnh trực tiếp trên màn hình, cũng như chỉnh sửa, phóng to vùng quan sát một cách dễ dàng…
  • Có khả năng chụp lại nhiều lần, dải phô xạ lớn hơn phim X quang quy ước nên không sợ hỏng phim, ít phải chụp lại.
  • Hình ảnh chất lượng cao nhờ sử dụng các phần mềm chuyên xử lý
  • Lưu trữ hình ảnh dễ dàng, truy lục và sao lưu nhanh chóng
  • Không cần dùng hóa chất vì sử dụng máy in khô có đầu nhiệt, phim không bị ánh sáng ảnh hưởng
  • Có thể chuyển hình ảnh qua mạng internet
  • Hệ thống x quang kỹ thuật số đắt tiền hơn so với x quang cổ điển.

3. So sánh giữa hai kỹ thuật chụp X quang: Cổ điển và kỹ thuật số

 X quang cổ điểnX quang kỹ thuật số
Kỹ thuậtQuy định phòng tối nghiêm ngặt, cần dùng hóa chấtKhông cần hóa chất hay phòng tối nghiêm ngặt
Chất lượng phimChất lượng phim phụ thuộc nhiều vào yếu tố phổ xạ, nhiệt độ, nồng độ hóa chất làm hiện hình và định hìnhTấm tạo ảnh và bản cảm ứng có thể dùng lại nhiều lần, cho hình ảnh chất lượng cao
Có thể khảo sát nhiều cơ quan khác nhau trên cùng 1 phim
Khả năng lưu trữKhó khăn trong việc lưu trữ thông tin, sao chép và chuyển gửi hình ảnhLưu trữ, sao lục nhanh chóng hơn.

Chuyển gửi nhanh chóng qua mạng internet

Chất lượng hình ảnhHình ảnh cố định, sau khi đã phổ xạ không thể cải thiện chất lượng hình nên phải chụp lại nhiều lần gây tốn kém và nhiễm xạ cho bệnh nhânCó thể xem trực tiếp trên màn hình, phóng to vùng cần quan sát. Rất ít khi hư hình ảnh và hầu như không cần chụp lại
Chi phíĐầu tư thấpĐầu tư cao

Trên đây là những tổng hợp của Vet Equipment về X quang cổ điển và X quang kỹ thuật số. Bạn đọc quan tâm đến các sản phẩm máy chụp X quang kỹ thuật số thú y hoặc các thiết bị y tế thú y, vui lòng liên hệ Vet Equipment để được tư vấn chi tiết.

Bài viết liên quan
Tin mới nhất

    Gửi yêu cầu báo giá