SUY THẬN Ở CHÓ CỰC KÌ NGUY HIỂM

Chức năng của thận là gì? 

Chức năng chủ yếu của thận là lọc máu, loại bỏ các chất thải ra khỏi hệ tuần toàn và bài tiết chúng ra ngoài theo đường tiểu. Ngoài ra thận còn có chức năng điều chỉnh quá trình hydrat hóa, duy trì sự cân bằng điện giải bình thường và giải phóng hormone để tạo ra các tế bào hồng cầu. 

Suy thận là gì? 

Suy thận tình trạng các chức năng của thận không hoạt động bình thường. Đặc biệt, thận vẫn sẽ sản xuất ra nước tiểu nhưng hầu hết các chất thải không được thải ra ngoài, do thận không lọc được máu. 

Suy thận có 2 loại là suy thận mạn tính và suy thận cấp tính: 

  • Bệnh thận mạn tính thường gặp ở các chú chó già, khi tuổi tác làm hao mòn các mô của thận và thận sẽ mất dần chức năng của nó. Khi các mô thận bị tổn thương tới ⅔ số lượng thì mới có thể thấy được triệu chứng lâm sàng. Nếu quá trình này xảy ra tự nhiên do tuổi tác thì có thể mất thời gian tới nhiều năm. 
  • Bệnh suy thận cấp tính là sự suy giảm đột ngột chức năng thận trong một khoảng thời gian vài giờ hoặc vài ngày. Dạng suy thận này thường do tiếp xúc với chất độc hoặc nhiễm trùng. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, suy thận cấp thường có thể chữa khỏi.

Nguyên nhân của bệnh suy thận ở chó 

  • Bệnh bẩm sinh – các bệnh nền và tình trạng di truyền chẳng hạn như sinh ra đã không có một hoặc cả 2 quả thận 
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn – các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh Leptospirosis có thể khiến thận bị viêm và các tế bào thận chết đi 
  • Nhiễm độc – do vô tình chó ăn phải chất độc sẽ làm tổn thương thận 
  • Chấn thương vùng thận – sẽ làm tổn thương thận tùy vào mức độ chấn thương 
  • Thoái hóa lão khoa – khi chó già đi, các tế bào bị phá vỡ và chết dần. Điều này xảy ra trên toàn cơ thể bao gồm cả thận, dẫn đến suy thận mạn tính 

Triệu chứng lâm sàng của bệnh suy thận ở chó 

  • Khát nước 
  • Tiểu nhiều, lượng nước tiểu tăng 
  • Chán ăn, nôn mửa, sụt cân 
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu 
  • Bị loét miệng, đặc biệt là lưỡi, lợi hoặc bên trong má.
  • Ở giai đoạn cuối có thể hôn mê, co giật. 

Chẩn đoán bệnh suy thận ở chó 

Có 2 xét nghiệm cơ bản về chức năng thận: phân tích thành phần nước tiểu và phân tích sinh hóa máu 

  • Kết quả xét nghiệm nước tiểu rất cần thiết để đánh giá chức năng thận. Tỷ trọng nước tiểu thấp là dấu hiệu sớm nhất của suy thận. Đặc biệt số lượng protein trong nước tiểu tăng cũng cho thấy chức năng thận đang suy giảm.
  • Phân tích kết quả xét nghiệm sinh hóa máu có thể giúp đánh giá chức năng của nhiều cơ quan nội tạng. Cụ thể chỉ số nito ure huyết (BUN) và creatinine huyết (CREA) có thể giúp chẩn đoán chó có bị suy thận không. Các chỉ số khác như albumin, globulin, kali, natri, photpho, canxi và số lượng hồng cầu, bạch cầu cũng rất quan trọng trong việc xác định mức độ của bệnh và cách điều trị tốt nhất. 

Máy xét nghiệm sinh hóa SEAMATY do công ty Thiết Bị Thú Y Việt Nam phân phối độc quyền

Điều trị bệnh suy thận ở chó 

Suy thận cấp tính nếu được phát hiện kịp thời có thể được điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu tại các phòng khám, bệnh viện thú y như truyền dịch và các loại thuốc. 

Còn về suy thận mạn tính, mấu chốt của việc điều trị là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng cách cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao dinh dưỡng trong chế độ ăn của chúng. 

Tiên lượng của bệnh cũng rất khác nhau phụ thuốc vào từng giai đoạn và việc theo dõi chăm sóc điều trị cũng không quá tốn kém. 

Ngăn ngừa bệnh suy thận ở chó 

Rất nhiều trường hợp chó bị suy thận cấp tính là do ăn nhầm phải thứ có chứa chất độc, nên hãy giữ các chất chống đông, thuốc cho người, thực phầm có khả năng gây hại cho chó (ví dụ socola) và các chất độc khác ngoài tầm với của chó.  

Suy thận mạn tính thường liên quan đến yếu tố tuổi tác và yếu tố di truyền nên rất khó để ngăn ngừa. Thường xuyên đưa chó cưng tới khám định kì tại các phòng khám và bệnh viện thú y có thể phần nào phát hiện sớm bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. 

Bài viết liên quan
Tin mới nhất

    Gửi yêu cầu báo giá